Ở thời điểm hiện tại,ựcnướclũmiềnTâythấphơnbìnhthườngtrêgóc bẹt bao nhiêu độ diễn biến mực nước sông Mekong tương đồng với năm khô hạn lịch sử 2015. Bản tin của MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện trên sông Mekong) khái quát: Tình trạng hạn hán đang tái diễn với mức độ nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực thuộc lưu vực sông Mekong. Mực nước sông ở mọi trạm đo dọc theo dòng chính đang giảm và hầu hết đều ở mức thấp kỷ lục chưa từng có. Việc tích trữ nước ở các đập thượng nguồn, đặc biệt ở Trung Quốc và Lào, tiếp tục khiến tình trạng hạn hán càng trầm trọng thêm.
Thủy điện thượng nguồn tăng tích nước
Theo MDM, trong tuần qua, các đập thủy điện trên khắp lưu vực đã tích trữ tổng lượng nước gần 2 tỉ mét khối. Những đập tích trữ lượng nước trên 300 triệu mét khối là đập Tiểu Loan (Trung Quốc) và các đập của Lào như: Nam Ngum 1, Nam Ngiep 1 và đập Nam Theun 2. Việc tích trữ nước trong mùa mưa gây bất lợi cho các cộng đồng sông Mekong vì làm hạ thấp mực nước sông Mekong cũng như làm giảm các nguồn lợi của dòng lũ Mekong mang lại.
Ước tính, tại Chiang Saen (Thái Lan) ngay phía dưới các con đập của Trung Quốc dòng chảy thiếu hụt đến 38% so với bình thường. Mực nước sông trên hầu hết lưu vực sông Mekong đang ở mức thấp và có xu hướng giảm. Mực nước tại Viêng Chăn (Lào) gần như ở mức thấp kỷ lục và mực nước sông ở Stung Treng (Campuchia) thấp hơn mức bình thường khoảng 2m.
Mực nước lũ tháng 9 tiếp tục thấp
Một báo cáo tương tự của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: Đang trong thời kỳ giữa mùa mưa lũ, tuần qua xu thế mực nước tăng nhẹ nhưng trên dòng chính sông Mekong nước vẫn ở mức thấp. Đến ngày 31.8, mực nước tại trạm Kratie ở Campuchia thấp hơn trung bình nhiều năm 2,89m. Còn tại Tân Châu trên sông Tiền mực nước cao nhất ghi nhận được trong ngày 30.8 thấp hơn trung bình nhiều năm 1,03m và thấp hơn cả năm 2015 là 0,04m. Năm 2015, năm có El Nino, là một trong những năm nước lũ sông Mekong ở mức thấp. Tương tự, tại Châu Đốc trên sông Hậu thấp hơn trung bình nhiều năm 0,62m nhưng cao hơn năm 2015 là 0,1m.
Dự báo, trong tháng 9, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc có xu thế tăng với cường suất trung bình khoảng 2 - 3,5 cm/ngày. Đến ngày 30.9, mực nước cao nhất tại Tân Châu đạt 3,1m, thấp hơn trung bình nhiều năm 0,52m; còn tại Châu Đốc là 2,8m, thấp hơn trung bình nhiều năm 0,43m. Mực nước này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức báo động 1.
Tuy nhiên, khu vực vùng giữa do tác động kết hợp của nước từ thượng nguồn đổ về và thủy triều cao khiến mực nước tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu có thể đạt 2,1m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,45m; tại Mỹ Thuận trên sông Tiền đạt 2m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,53m. Cả hai trạm này đều cao hơn năm 2022 là 0,1m.
Ở các vùng ven biển, người dân cần chú ý phòng tránh thủy triều cao. Đỉnh triều dự báo trong tháng 9.2023 cao hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm và cao hơn cả đỉnh triều của năm 2022 và 2021. Triều cường cao có khả năng gây ngập ở các khu vực trũng thấp, đặc biệt các tỉnh ven biển như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang...