Evowars Io

Hải ngạc nhiên khi biết chuyện. Cậu nói ở Pháp thôi, chứ ở Việt Nam bây giờ thì gỡ sao cho xuể. Vả l ca cuoc da banh

【ca cuoc da banh】Camera rình rập

Hải ngạc nhiên khi biết chuyện. Cậu nói ở Pháp thôi,ìnhrậca cuoc da banh chứ ở Việt Nam bây giờ thì gỡ sao cho xuể. Vả lại, theo ý Hải, có chiếc camera đó thì cũng tốt, chẳng phải nhà tôi được giám sát an ninh miễn phí còn gì.

Tôi có cơ hội chứng thực điều Hải nói trong chuyến về nước gần đây. Ngẩng mặt lên ở bất cứ đâu cũng có thể bắt gặp camera - có lẽ không phải là một mô tả cường điệu về tần suất xuất hiện của thiết bị ghi hình ở không gian ngoài trời tại Việt Nam. Còn trong các tòa nhà, công sở, người lao động đã dần quen với việc chấm công bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt. Vết dấu của "cách mạng 4.0" hiển diện khắp nơi. Tuy nhiên, tôi lại có cảm giác gờn gợn.

Công việc hiện tại cho phép tôi tiếp cận khá đầy đủ dữ liệu cá nhân của sinh viên. Tôi có thể nắm thông tin nhân thân cũng như kết quả học tập chi tiết của từng em, thậm chí là số tài khoản ngân hàng được dùng để thanh toán học phí tự động. Trước khi tiếp nhận công việc, tôi đã được yêu cầu hoàn tất khóa đào tạo về các quy tắc cơ bản của bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là yêu cầu bắt buộc trong khuôn khổ áp dụng "Luật chung về bảo vệ dữ liệu" của Liên minh châu Âu (ban hành năm 2016). Những quy định này không chỉ áp dụng cho người đang ở trong Liên minh châu Âu mà còn với bất cứ ai có bất kỳ hoạt động liên quan đến nguồn dữ liệu xuất phát từ đây. Mọi việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân - tức những thông tin dẫn đến việc định danh một người - phải hợp pháp, minh bạch và có giới hạn. Tính hợp pháp liên quan tới đối tượng, mục đích của việc thu thập và sử dụng dữ liệu. Tính có giới hạn xác định khuôn khổ, thời hạn lưu trữ và sử dụng dữ liệu. Tính minh bạch thể hiện ở những biện pháp triển khai nhằm bảo đảm việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu hoàn toàn hợp pháp và có giới hạn.

Năm 2021, Cơ quan quốc gia về bảo vệ dữ liệu của Pháp đã "tuýt còi" Bộ Nội vụ nước này vì lưu trữ dữ liệu vân tay của những người liên quan trong các vụ điều tra (nhưng đã được kết luận trắng án hoặc không liên quan) quá thời hạn cho phép. Cơ quan này cũng cho rằng các dữ liệu đó không được bảo mật một cách an toàn. Vì vậy, họ yêu cầu tiêu hủy những dữ liệu được xem là trái phép ấy.

Ở Việt Nam, điều 21 của Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định rất rõ về việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân. Luật An toàn thông tin mạng 2015 cũng quy định cụ thể về việc thu thập, sử dụng, cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân (các điều 17, 18 và 19) và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ thông tin cá nhân (điều 20). Luật Dân sự 2015 đã bổ sung quy định quyền về đời sống riêng tư (điều 38) bên cạnh các nội dung về bí mật cá nhân và bí mật gia đình đã được quy định trước đó trong Luật Dân sự 1995 và 2005. Tuy nhiên, các luật này thường không được tuân thủ chặt chẽ trong thực tế.

Trở lại câu chuyện của tôi với người hàng xóm, cửa ra vào mỗi nhà là không gian riêng của mỗi gia đình, được bảo vệ theo quy định của luật pháp ở cả Pháp lẫn ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các camera vô tư chĩa thẳng vào bất cứ đâu gia chủ muốn. Camera giá rẻ cho phép lưu trữ dữ liệu trên các đám mây thay vì chỉ trong các ổ cứng cục bộ như trước đây. Dữ liệu trên các đám mây đó được lưu trữ trong thời gian bao lâu, ai có thể truy xuất chúng và sử dụng là những vấn đề chưa được giám sát cụ thể. Các video từ những camera ấy có thể xuất hiện dễ dàng trên mạng xã hội.

Điều này ảnh hưởng đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của mỗi người. Ngoài ra, việc thu thập dấu vân tay rộng rãi là một sự đáng báo động khi không đi kèm cơ chế giám sát đặc biệt nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân. Vân tay được xem là một dữ liệu đặc biệt quan trọng để nhận dạng một người với độ chính xác cao. Với những công nghệ in ấn hiện đại ngày nay, việc tái tạo dấu vân tay từ dữ liệu lên trên một bề mặt là khả thi. Lúc đó, nếu không có cơ chế giám sát và bảo mật, dữ liệu vân tay có thể được sử dụng cho các mục đích phi pháp.

Vì vậy, tôi thật sự lo ngại về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam ở góc độ phản ứng của cả người dân lẫn cơ quan quản lý nhà nước. Việc mọi người vui vẻ với sự hiện diện của camera khắp nơi với mọi góc quay, cũng như dễ dàng cung cấp dấu vân tay từ công sở cho tới khu dân cư cho thấy những nguy cơ rủi ro rất cao đến từ sự coi nhẹ an toàn của người dân.

Không thể phủ nhận vai trò nhất định của camera an ninh trong việc tạo ra thêm vô số đôi mắt giám sát, góp phần khiến kẻ xấu chùn tay trước việc bất minh. Nhưng cùng lúc đó, nếu coi nhẹ bảo mật dữ liệu từ sự thu thập hồn nhiên này, những kẻ gian thế hệ mới có thể lại đang rình rập cuộc sống của bạn.

Võ Nhật Vinh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap