Mỹ tuyên bố thành lập một lực lượng hàng hải quốc tế mới nhằm đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng Houthi từ Yemen nhằm vào hoạt động vận chuyển hàng hải trên biển Đỏ.
Nhưng chỉ hơn một tuần sau lời công bố này,ìsaođồngminhMỹngạithamgialựclượngđặcnhiệmbiểnĐỏ419 nhiều đồng minh của Mỹ lại không muốn tỏ ra có liên quan đến chiến dịch này.
Lầu Năm Góc cho biết 20 nước đã đăng ký tham gia liên minh phòng thủ mang tên Người bảo vệ Thịnh vượng.
Mục đích là nhằm mục đích đảm bảo thương mại trị giá hàng tỉ USD có thể lưu chuyển tự do qua một điểm vận chuyển quan trọng ở biển Đỏ, trong bối cảnh Houthi cố gắng gây tổn thất quốc tế cho chiến dịch của Israel ở Gaza.
Nhưng gần một nửa số nước tham gia liên minh của Mỹ cho đến nay vẫn chưa thừa nhận những đóng góp của họ, hoặc chưa cho phép Mỹ làm như vậy.
Lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn đã bắt giữ tàu, và tấn công nhiều tàu khác bằng tên lửa và máy bay không người lái kể từ ngày 19.11.
Liên minh châu Âu (EU) đã phát tín hiệu ủng hộ lực lượng đặc nhiệm hàng hải bằng một tuyên bố chung lên án các cuộc tấn công của Houthi.
Ý và Tây Ban Nha đã đưa ra những tuyên bố có vẻ giữ khoảng cách với lực lượng hàng hải.
Ả Rập Xê Út và UAE tuyên bố không quan tâm đến việc tham gia liên minh này.
Tâm trạng miễn cưỡng này một phần là do sự tức giận của công chúng đối với cuộc tấn công vào Gaza của Israel, được phát động sau khi nhóm Hamas tấn công miền nam Israel hôm 7.10 khiến 1.200 người thiệt mạng.
Ngoài ra còn có nguy cơ các nước tham gia trở thành đối tượng bị trả đũa của Houthi.
Theo một quan chức quân sự cấp cao của Ấn Độ, điều đó dường như đúng với trường hợp của Ấn Độ, nước khó có khả năng tham gia chiến dịch của Mỹ.
Nhiều nước châu Âu và vùng Vịnh đã tham gia vào một trong số các nhóm quân sự do Mỹ lãnh đạo ở Trung Đông.
Một số quốc gia không chính thức gia nhập lực lượng đặc nhiệm hàng hải biển Đỏ vẫn có thể phối hợp tuần tra với hải quân Mỹ.