Evowars Io

Hạnh phúc lớn nhất của một tờ báo, cũng nh cetirizin 10mg

【cetirizin 10mg】Những lời hồi đáp từ 'Reply': Cuốn từ điển về 'bình yên'

Hạnh phúc lớn nhất của một tờ báo,ữnglờihồiđáptừReplyCuốntừđiểnvềbìnhyêcetirizin 10mg cũng như một người viết, chính là "gặp" được bạn đọc, "chạm” được vào họ, qua những bài viết làm bằng quan sát và trải nghiệm của mình. Nhưng còn hạnh phúc hơn nữa, đó là khi bạn đọc của chúng tôi, cũng chính đồng thời là bạn viết, là những đồng nghiệp, những người đồng sáng tạo với chúng tôi để cùng nhau chia sớt mọi cảm xúc vui buồn sướng khổ trong một năm đặc biệt như 2022, trước khi chúng ta mở toang cánh cửa 2023 để bước vào và bước tới.

Reply 2022của Thanh Niênnhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của bạn đọc

Ảnh: Trọng Kiên

Bao nhiêu "lá thư" là bấy nhiêu định nghĩa về “bình yên”

"Chúng tôi mở Reply 2022như một hộp thư để gửi tâm tình cho một năm nhiều cảm xúc dữ dội, để chúng ta cùng chung vui và cả chia buồn. Hãy gửi bài viết cho chúng tôi. Chúng ta sẽ “Reply 2022” bằng sự bao dung về một năm đã qua, mong ước bình an sung túc cho thời gian tới - nơi 2022 không bao giờ bị quên lãng...". Sau lời "hiệu triệu" chân tình đó, hộp thư Reply 2022của Thanh Niênngay lập tức nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của những bạn-đọc-thích-cầm-bút, cũng chính là những người viết luôn có nhu cầu chia sẻ, kết nối với mọi người bằng những tiếng nói nội tâm của mình. Đúng như bạn đọc/bạn viết Đông Phong chia sẻ, hẳn cũng chính là nói thay cho các tác giả của Reply: "Tôi là một người yêu thích viết. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, khiến tôi mất việc làm cũng là lúc tôi bắt đầu những dòng đầu tiên. Nhưng hóa ra, yêu thích viết và ngồi viết không đơn giản như tôi nghĩ. Tôi chỉ biết trau dồi hơn qua từng trang viết và cố viết nhiều hơn. Rồi tôi có những bài viết đầu tiên được đăng trên báo. Với ai đó thì chỉ là điều bình thường nhưng với riêng tôi đó là cột mốc, là thành công đầu đời. Tôi đã làm được điều tôi mong ước, bằng sự chân thành vốn có của mình. Tôi cảm thấy tự hào về bản thân khi điều tôi muốn nói trong bài viết ấy, những tâm tư tình cảm tôi gửi gắm trong đó đã có hơn một người biết đến, rất nhiều bạn đọc biết đến...".

Sau gần một tháng nhận thư, trung bình mỗi ngày hàng chục "lá thư", đến từ khắp mọi miền đất nước, Replydường như đã trở thành một... "cuốn từ điển" về khái niệm bình yên. Bao nhiêu "lá thư" là bấy nhiêu định nghĩa về bình yên - có thể nói chưa bao giờ giấc mơ này được gọi tên nhiều đến thế. Những dòng viết dù vụng về hay tinh tế, được viết bởi những người viết nghiệp dư hay chuyên nghiệp, nhưng tất thảy đều chân thật và nồng ấm, khi đứng trước "gia tài kỷ niệm" giờ đây đã là ký ức chung của mọi người trong những năm tháng không thể nào quên, vừa mới đó mà cũng đã như xa lắm.

“Bình yên” đến từ những điều nhỏ bé

Hào hứng gửi tới cho Replynhững hai "bức thư" liền ngay từ những ngày đầu, nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã phác nên một định nghĩa thật giản dị về bình yên: "... Rất ít người trong chúng ta biết cách đong đếm hạnh phúc bằng niềm vui sẵn có bên trong mình, sức khỏe của bản thân hay thậm chí là những giá trị nho nhỏ mình vẫn đang tạo ra mỗi ngày thông qua công việc… Dù rằng những giá trị ấy có thể chỉ giúp ích được cho gia đình, cho một vài người khác hoặc trong giới hạn của một công ty nhỏ bé. Chúng ta được sinh ra, không phải ai cũng được giao một sứ mệnh lớn lao để thay đổi điều gì đó trong cuộc đời. Chúng ta, phần nhiều, chỉ có thể sống một cuộc đời bình lặng với những ước mơ vừa tầm với. Thế nên, hiểu rõ điều này, tự khắc cuộc sống của mỗi người sẽ bớt đi những mệt mỏi…".

"Không có bình an nào có sẵn để chúng ta cứ thế sở hữu nó, mặc nó vào người và cuộc sống từ đó nhẹ tênh. Ở bên ngoài bậc cửa, luôn luôn là những hỗn loạn, tranh đấu, tị hiềm… Vậy thì, ở bên trong bậc cửa, phải cố gắng làm sao để là nơi mình nghỉ ngơi, sạc đầy lại sự dũng cảm và lòng kiên định. Vì chỉ sáng mai thôi, sau một đêm tối, bàn chân phải trở lại bên ngoài bậc cửa để chinh chiến với cuộc đời… Những niềm vui nhỏ bé, có sẵn, không cần phải đi tìm ở đâu. Gom nó lại, buộc chặt nó lại để thành những “ngọn đuốc niềm vui”. Rồi cứ thế mỗi ngày cầm trên tay và soi rõ con đường mình đi...", trong bài viết thứ 2 góp chuyện cùng "Reply", tác giả Đi qua thương nhớviết.

Cùng nhãn quan và tâm thế, nhà thơ Trương Gia Hòa gọi tên bình yên bằng những yên vui bình dị mà bình thường chúng ta không dễ gì nhận ra: "2022 đã thực sự hiển hiện trong cơ thể của một người vừa đi qua bạo bệnh. Buổi sáng thức dậy xỏ dép được là mừng. Mở cửa ra đi làm được mỗi sáng là mừng. Ghé mua được bó rau trên đường đi làm về là mừng. Chiều về đến nhà có cơm ăn là mừng. Đi bệnh viện có người chăm sóc là mừng. Có xe buýt để đi bình thường là mừng… Chuyện gì cũng đáng mừng vì đơn giản chúng ta còn sống. Đại dịch, như một cú thức tỉnh cay đắng, giúp chúng ta quay về với những gì giản đơn và nguyên sơ nhất...".

“Bình yên” trong sự tĩnh tâm

Không hẹn mà cùng, bạn viết Phạm Thị Hải Dương, cùng MC Liêu Hà Trinh đều nhất trí chọn màu Very Peri - màu tím đặc trưng của 2022 để gọi tên năm Nhâm Dần vừa qua. "Sau hai năm lặng lẽ cuộn mình cùng thế giới tưởng như ngừng quay vì đại dịch, hành trình “tái khởi động” của riêng Trinh đã bắt đầu trên tinh thần trầm ổn nhưng rực rỡ tựa màu Pantone Very Peri tím đặc trưng của 2022: màu pha giữa chút buồn của những mất mát đã qua, vừa có thêm chút ngọt ngào lãng mạn của tương lai chưa đến...", MC Liêu Hà Trinh viết, và không quên gửi tặng tới độc giả của Reply 2022"một tấm vé thật phẳng phiu khi bước vào khoang tàu của chuyến hành trình 2023 sắp lăn bánh, nơi 12 ga tàu sắp dừng đỗ giữa những tất bật vun vút đó...".

Cùng chung cây chì màu này, lá thư gửi Reply 2022của bạn viết Phạm Thị Hải Dương thêm lần nữa góp một nét vẽ cùng tông: "Very Peri - màu xanh tím của năm 2022, màu của sức sống và năng lượng tràn đầy đã cùng cả thế giới đi qua dư vị đắng đót hậu dịch bệnh. Hơn ba trăm ngày sắp kết thúc, tôi và bạn có lẽ đã đi qua đỉnh điểm của bất an, căng thẳng, chán chường nhưng cũng đã gieo lấy cho mình những mầm hy vọng, dẫu còn yếu ớt, mỏng manh. Tôi tin rằng sức sống và năng lượng của Very Peri sẽ được kể lại sau khi tất cả chúng ta vượt qua được những mỏi mệt, tù đọng...".

Chia sẻ về 3 cái hạn liên tiếp phải trải qua ở tuổi "cổ lai hy" trong suốt hơn 2 năm đại dịch, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhắc lại những dòng viết của nhà văn Tô Hoài trong cuốn Chiều chiềurằng "cuộc đời cần có những khúc quanh để nhìn lại..." và ông chiêm nghiệm: "Đạo làm người là điều cao quý, đáng trân trọng nhất cho một đời sống an lành...".

MC Nguyên Khang thì tìm thấy sự bình yên trên hành trình thiện nguyện: "Khi quay về cuộc sống thường nhật không còn giãn cách, tôi học cách sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Tôi tin rằng, trong bản ngã chúng ta, ai cũng có sự yêu thương, nhưng chúng ta thường viện một lý do nào đó, hoặc đôi khi không đủ niềm tin để trao đi, cho gửi hoặc chia sẻ yêu thương...".

Gia đình như một thành trì của “bình yên”

Nhà văn Võ Thu Hương gọi tên bình yên trong sự gắn kết với những giá trị gia đình, tình thân: "Có những cuộc gặp, những hội ngộ mà chỉ qua những ngày ngăn cách mới hiểu thật rõ giá trị của nó. Những ngày bình yên, mở mắt ra nhìn thấy những người thân yêu, quanh mình vẫn bình an tưởng là điều rất bình thường hóa ra lại là vô giá. 2022 - năm mà tôi biết yêu những điều bình dị và yêu thương chính bản thân mình hơn".

Và biết bao nhiêu bài viết khác, có thể nói là chiếm phần đông trong những lá thư gửi tới Reply 2022cũng đều có chung vệt cảm hứng này: Gia đình - chính là cái nôi khởi điểm, cũng chính là thành trì cuối cùng để chúng ta nuôi giữ tin yêu và sự bình yên, nhất là những khi cuộc đời gặp phải biến cố.

Trở về từ Đức sau tròn 10 năm khổ luyện để cùng em trai thực hiện buổi hòa nhạc thiện nguyện thường niên bị gián đoạn bởi hai năm Covid-19, cô sinh viên Trường đại học Âm nhạc và Nghệ thuật Frankfurt Trần Lê Bảo Quyên - hậu duệ của nhà văn Nguyễn Tuân xúc động chia sẻ với Reply: "Về nhà với ba mẹ, về với Hà Nội, tôi cảm thấy mình mới được sống đúng nghĩa, trọn vẹn. Tôi luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình, trách nhiệm của mình với nơi mà mình được sinh ra. Càng yêu thương, lại càng cần phải có trách nhiệm, thì đó mới là một tình yêu đúng nghĩa...".

Và cả Trần Lê Bảo Quyên cùng ca sĩ, nhạc sĩ Hamlet Trương đều chọn từ "Biết ơn" để “Hồi đáp 2022” sau những gì nó đã lấy đi và trả lại: “Bình yên”.

Cùng Reply, nhiều bạn trẻ cũng nói rằng, những ký ức tết bình yên nhất trong tâm khảm họ chính là không khí náo nức của những ngày ngóng tết, ngay cả tại những miền quê nghèo hay những món ăn ngon, đậm phong vị cổ truyền của một thời khốn khó, được bố mẹ chi chút riêng dành, kể như là món bánh thuẫn Bao Vinh, hay món canh rau lang nấm mối hay tô "phở cách ly" mẹ nấu, ngon hơn mọi tô phở trên đời vì nó "gợi nhiều mùi vị nhất: là vị ngọt thơm như lòng mẹ, vị chua xót cảnh neo đơn và vị đắng cay ngày dịch bệnh..." (Thanh Trúc). Hay "một bữa cơm đạm bạc mà sum họp đầy đủ thành viên gia đình, một cử chỉ giản dị nhưng đầy yêu thương của chồng dành cho vợ, một điểm 10 sau bao ngày nỗ lực học hành của con…" (Đinh Hạ).

Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh tâm sự: "Covid-19 đã giúp tôi thấy rõ hạnh phúc đến từ những điều rất giản đơn, gia đình luôn là nơi chốn đi về của những yêu thương và được bận rộn hóa ra lại hạnh phúc đến thế...". "Gia đình thật sự là tổ ấm bình yên, chỗ an trú cho mỗi người. Trân quý gia đình mình chính là điều quan trọng đầu tiên để mỗi người biết yêu thương cuộc sống này, yêu thương đồng nghiệp, yêu thương mọi người mà mình tiếp xúc..." (Vũ Lam Hiền).

“Bình yên” là những cái nắm tay

Nhưng “bình yên” đôi lúc cũng là một cảm giác mà ta có được cả khi ngồi cạnh một-người-lạ-quen-biết, có khi chỉ gặp một lần duy nhất trong đời, trong "một đêm mưa ở cao nguyên", như nhà toán học Phan Thị Hà Dương chia sẻ, với những dòng viết đậm chất văn: "Căn phòng nhỏ như chan hòa một niềm trìu mến, một điều gì ấm áp sao giữa những con người thương yêu thân thuộc hay dẫu chỉ là những con người cảm mến mông lung, dù gần dù xa…".

“Hồi đáp 2022”, sau những bộn bề cảm xúc, bạn viết Trang Hiếu chia sẻ cùng Reply: "Giờ tĩnh tâm tìm đáp án cho câu hỏi “Năm 2022 đọng lại những ký ức gì trong tôi ư?”… Đớn đau, khốn khó xin cất giữ một góc trong tim. Hoang mang, hốt hoảng, rối bời xin gói ghém lại thành kỷ niệm. Để những hồi ức ngọt ngào, dịu dàng của tình người cất lên thanh âm vẫy tay tạm biệt năm cũ...". Bạn viết Quỳnh Hạ gọi hiện tại là một món quà: "Mỗi khoảnh khắc chuyển mình của thực tại là một món quà nên dù cho vết thương quá khứ nhức nhối đến đâu hay tương lai vô định thế nào, vẫn mong bạn chìa bàn tay mình ra nắm lấy trọn vẹn từng phút giây hạnh phúc quanh mình…".

***

Khi nhắc tới hoàn cảnh ra đời của ca khúc nổi tiếng Bình yên, tác giả của nó, nhạc sĩ Quốc Bảo cũng từng chia sẻ: "Tôi cho rằng cảnh thế bình yên sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu ta không dọn sạch những gì tăm tối để xây "một kiếp khác", tức là bắt đầu một cuộc đời mới, tinh sạch...".

Cũng xin được mượn những ca từ thật đẹp của Bình yên, được sáng tác từ 20 năm trước mà cứ như nói chuyện của 20 năm sau để khép lại 2022 cũng như bài viết này, âu cũng là một "Lời hồi đáp" đẹp để cùng nhau "tống cựu, nghênh tân":

"Bình yên một thoáng cho tim mềm

... Bình yên ta mừng

Mừng em đã hết đau thương về đây ấm cúng

Mừng em đã biết xót thương tình yêu

Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa

Như từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau

Tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên

Để quên hết khó khăn chia lìa..."

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap